Cách lên kế hoạch chi tiêu cho đám cưới hợp lý
Kinh phí dành cho đám cưới của mỗi đôi uyên ương mỗi
khác, vì vậy cần lên kế hoạch cưới cụ thể để mọi thứ diễn ra suôn sẻ và hợp lý
nhất. Những khoản nào cần được ưu tiên? Chi phí cho trang phục bao nhiêu là vừa?
Chi phí nhà hàng được tính thế nào? Chi phí trang
trí phòng tân hôn. Tất cả sẽ được Venus chia sẻ với các bạn qua bài viết
sau
1/ Lên kế hoạch cưới cần phân bổ chi phí
Bạn cần xác định rõ số tiền mà bạn có là bao nhiêu rồi từ đó mới tính
toán, lên kế hoạch cưới, phân bổ phù hợp. Thông thường kinh phí được phân bổ
như sau 50% cho tiệc cưới, 20% cho trang
phục và nữ trang, 10% cho các khoản chuẩn bị trước đám cưới và 10% dự trù.
Bạn cần lên kế hoạch cưới một cách phân bổ và cân nhắc
hợp lí để tránh trường hợp đầu tư vào một mục quá nhiều mà mục khác lại quá ít.
Kế hoạch phân bổ chi phí này ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn sẽ đãi tiệc ở đâu?
Đãi ra sao? Mua cái gì ? Mua như thế nào? Sau khi xác định được số tiền cho từng
mục thì tiến hành chuẩn bị những bước nhỏ hơn dựa trên số lượng chi phí đã xác
định
2/ Lên kế hoạch cưới phải vạch ra hướng đi cụ thể
Khi biết chính xác số tiền bỏ ra cho từng hạng mục
thì vấn đề tiếp theo là tìm ra hướng đi phù hợp khi lên kế hoạch cưới. Bạn cần
liệt kê xem trong từng hạng mục thì có những chi phí gì? Chi phí nào quan trọng
cần được ưu tiên? Rồi từ đó xác định hướng đi cho mình.
Có thể bạn quan tâm: Địa chỉ thuê phông
cưới hỏi, backdrop cưới
ở đâu tại Hà Nội
Ví dụ như trong việc xác định địa điểm tổ chức tiệc
cưới, thì cần ước lượng được số tiền mừng mà bạn có thể nhận được và cộng nó vào phần chi phí tiệc cưới. Sau đó để lại
10% dự trù, 40% cho chi phí thức ăn và trang trí, 50% còn lại cho nước uống.
Công việc cuối cùng trong phần này là dựa trên chi phí dành cho thức ăn và
trang trí để lựa chọn cho mình một nhà
hàng tiệc cưới phù hợp.
3. Lên kế hoạch cưới cần lưu ý thêm
Trong khi lên kế hoạch cưới bạn cần lưu ý thêm các vấn
đề như: trong đám cưới bạn thường có một khỏan tiền mừng của bố mẹ, anh, chị,
em. Tốt nhất nhất bạn đừng tính đến phần
này trong chi phí cưới và cũng đừng dùng nó để dự trù kinh phí phát sinh. Ở mỗi
phần chi phí đã có phương án dự trù sẵn nếu có lỡ phát sinh thì dùng phần tiền
đó bù vào. Số tiền bố mẹ và những người thân mừng bạn nên giữ lại và xem như một số vốn nhỏ để bắt đầu xây dựng cuộc sống gia
đình.
0 nhận xét